Ý nghĩa của cột đồng trụ trước sân mẫu nhà thờ gia đình

Cột đồng trụ trong những mẫu nhà thờ gia đình là một hình ảnh quen thuộc đối với nhiều người trong chúng ta. Đã bao giờ quý vị tự hỏi, cột đồng trụ tại sao lại đặt ở đây và nó có ý nghĩa gì hay chưa? Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp quý vị giải quyết thắc mắc này. 

Lắp dựng đồ thờ

Cột đồng trụ là gì?

Cột đồng trụ
Cột đồng trụ

Cột đồng trụ là vật có nguồn gốc từ xa xưa, thường được đặt trong các công trình tôn giáo như: chùa chiền, đền thờ, lăng tẩm,….Cột đồng trụ được làm từ đá nguyên khối đẽo đục kỳ công với 3 phần: đầu cột, thân cột, chân cột. 

Đồng trụ có nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy, ngoài với dáng vẻ được làm rất đẹp của mình nó còn có ý nghĩa về trang trí không gian. 

>Xem thêm: Không gian nội thất bên trong mẫu nhà thờ gia tiên Bắc Bộ

Ý nghĩa của cột đồng trụ trước sân mẫu nhà thờ gia đình 

Sau đây là những ý nghĩa quan trọng của cột đồng trụ theo tín ngưỡng, văn hóa người Việt:

Đồng trụ trong mẫu nhà thờ gia đình có tác dụng xua đuổi tà khí 

Đây chính là ý nghĩa quan trọng nhất của việc nhiều gia đình thiết kế đồng trụ trong sân những mẫu nhà thờ gia đình. Theo đó, dân ta quan niệm đôi cột đồng trụ trong sân giống như 2 vị thần hộ phát sẽ xua đuổi ngăn không cho tà khí xâm nhập vào trong. 

Điều này sẽ giúp cho không gian thờ tự linh thiêng của gia đình không bị quấy phá, luôn bình yên, trong sạch. 

Đồng trụ có tác dụng xua đuổi tà khí
Đồng trụ có tác dụng xua đuổi tà khí

Đồng trụ thiết kế trong mẫu nhà thờ gia đình nhằm răn dạy con cháu

Trên thân cột đồng trụ là những hàng câu đối đục khắc sâu vào trong đá và làm nổi bật. Những hàng câu đối này có ý nghĩa răn dạy con cháu sống theo đúng đạo làm người, không có ích cho xã hội. 

Thân cột khắc câu đối ghi lời răn của ông cha
Thân cột khắc câu đối ghi lời răn của ông cha

Mỗi khi bước chân vào mẫu nhà thờ gia đình linh thiêng, ngắm nhìn đôi cột đồng trụ, con cháu phải tự soi xét lại bản thân và sống đúng với những lời chỉ bảo của cha ông. 

Đầu cột đồng trụ tạc hình ngọn lửa thể hiện sự trường tồn 

Một ý nghĩa khác của cột đồng trụ đó là thể hiện sự trường tồn và hưng thịnh của gia đình. Điều này được thể hiện trong thiết kế hình ngọn lửa ở đầu cột đồng trụ. Ngọn lửa có ý nghĩa thể hiện cho sức mạnh, cho sự hưng thịnh không bao giờ vụt tắt. 

Đầu cột tạc hình ngọn lửa thể hiện sự trường tồn
Đầu cột tạc hình ngọn lửa thể hiện sự trường tồn

Tuy nhiên hiện nay phần đầu cột đã được biến tấu thành nhiều hình dáng khác nhau như: hoa sen, con rồng,…Tùy theo nhu cầu và sở thích của gia chủ phần đầu này sẽ được làm khác đi. 

Cột đồng trụ thể hiện cho sự hài hòa giữa trời và đất 

Các cột đồng trụ hiện nay đều được làm hoàn toàn từ đá tự nhiên. Phần đá này do sự tích tụ của đất cùng khí trời mà tạo thành nên. Chính vì vậy đồng trụ là vật mang trong mình sự hài hòa giữa đất và trời. Điều này rất phù hợp với một không gian tâm linh như những mẫu nhà thờ gia đình. 

Cột đồng trụ thể hiện cho sự giao thoa giữa trời và đất
Cột đồng trụ thể hiện cho sự giao thoa giữa trời và đất

Cột đồng trụ mang lại giá trị thẩm mỹ cho mẫu nhà thờ gia đình

Những họa tiết hoa văn cùng với hình dáng độc đáo của đôi cột đồng trụ sẽ là những điểm nhấn tạo nên giá trị thẩm mỹ cho không gian của những căn nhà thờ gia đình. Với đôi cột đồng trụ căn nhà thờ sẽ trở nên sang trọng và trang nghiêm hơn. 

Đồng trụ tạo giá trị thẩm mỹ cho công trình
Đồng trụ tạo giá trị thẩm mỹ cho công trình

Đồng trụ gia tăng không khí cổ kính cho căn nhà thờ 

Vì là vật có từ rất lâu trước đây, chính vì vậy hiện này rất nhiều căn nhà thờ gia đình lựa chọn bố trí cột đồng trụ để tạo cảm giác cổ kính, xưa cũ cho tổng thể khối công trình. 

Cột đồng trụ tăng phần cổ kính cho công trình
Cột đồng trụ tăng phần cổ kính cho công trình

Trên đây là những ý nghĩa quan trọng của đôi cột đồng trụ trong sân mẫu nhà thờ gia đình mà chúng tôi tìm hiểu được. Mong rằng bài viết này sẽ cho quý vị cái nhìn rõ nét hơn về ý nghĩa sâu sắc của vật cổ này.

Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền

  • Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
  • Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình. Như nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường. Và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước. Mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
  • Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng. Và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
  • Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc. Với mục tiêu kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian.
  • Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km. Nằm dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
  • Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
  • Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu. Để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
  • Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.