Top những mẫu hoa văn phổ biến trên nếp nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Nhà gỗ cổ truyền là loại hình kiến trúc phô bày được rõ nét nhất nghệ thuật tạo hình dân gian của người dân Việt Nam trên chất liệu gỗ. Những thân gỗ với dạng hình xù xì, được bào nhẵn dưới bàn tay người nghệ nhân lại sống lại thêm một lần nữa với những hoa văn chạm khắc tinh xảo. Trải qua hàng nghìn năm, những họa tiết ấy vẫn sống động và lưu truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những biểu tượng mang đậm ý nghĩa về văn hóa, lịch sử của người dân Việt. Vậy bạn đã biết hết ý nghĩa của mẫu hoa văn nhà gỗ cổ truyền chưa? Nếu chưa chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Video các mẫu hoa văn trong nhà gỗ cổ truyền 

Mẫu hoa văn tứ quý (Tùng – cúc – trúc – mai) trong nhà gỗ cổ truyền

Mẫu hoa văn tùng – trúc – cúc – mai

Đây được coi là mẫu hoa văn nhà gỗ cổ truyền phổ biến nhất và hay xuất hiện nhất trong các cấu kiện của căn nhà. Khác với tam đa là những mẫu hoa văn mang hình tượng con người, hay mẫu tứ linh mang hình tượng các con vật thiêng, tứ quý phổ theo hình tượng những loại cây đặc trưng của 4 mùa trong năm. Trong các bức chạm khắc có thể là 4 loại cây tùng, trúc, cúc, mai. 

Cây trúc được tạc với những nét thẳng, dứt khoát với thân vươn thẳng lên trời và những chiếc là khắc mềm mại đung đưa trong gió. Trong Nho giáo, trúc là loài cây được ví như quân tử với tính cương trực, ngay thẳng, không khom lưng cúi đầu. 

Hoa cúc khắc trên gỗ với những nét mềm mảnh bông to, nhiều cánh thường đứng thành khóm rất sinh động. Trong văn hóa Á Đông loài hoa cúc biểu tượng cho sự vĩnh cửu thể hiện lòng thủy chung son sắt. Thường được ví với người phụ nữ “nét buồn như cúc điệu gầy như mai”.

Tùng được tạc trong mẫu hoa văn nhà gỗ cổ truyền với dáng mạnh mẽ cao lớn, tán xum xuê với những chùm lá dày. Cây tùng trong văn hóa thể hiện sự cương nghị của người đàn ông với khí thế lẫm liệt giám đương đầu với phong ba bão táp.

Bộ tứ quý là mẫu hoa văn nhà gỗ cổ truyền thường được thấy ở các cầu kiện như vì thuận, kẻ hiên, khung song ô thoáng, cửa bức bàn,…

>Xem thêm: 5 món đồ không thể thiếu trong nội thất nhà gỗ 3 gian

Mẫu hoa văn tứ linh (Long – Ly- Quy – Phượng) trong nhà gỗ cổ truyền

Mẫu hoa văn tứ linh bao gồm 4 con vật linh thiêng (long, ly, quy, phượng) được ảnh hưởng bởi tư tưởng nhà Phật kết hợp với Nho giáo dưới bàn tay người nghệ nhân thành những nét chạm khắc tinh xảo, mang nhiều ý nghĩa. 

Hoa văn trên cấu kiện nhà gỗ

Trong đó rồng là linh vật gắn với vương quyền, sức mạnh, sự chế ngự được chạm khắc với nhiều hình dáng khác nhau. Đặc biệt, đầu rồng khi đục chạm được cho là kỳ công nhất. Đầu rồng được chạm khắc có trán to như trán voi, mũi tạc tựa mũi sư tử, miệng với hàm răng nhọn hoắt khắc họa miệng cá sấu, trên đầu có sừng với nhiều nhánh. Rồng được tạc với tư thế uốn lượn nhiều khúc hoặc có khí há miệng ngậm châu tượng trưng cho sự quyền uy, sang trọng.

Ly hay còn có một tên gọi thân thuộc hơn là con kỳ lân trong tứ linh biểu thị cho sự thông thái, lòng trung thành và tài lộc. Theo văn hóa tín ngưỡng xưa, mỗi khi kỳ lân xuất hiện là báo về điềm tốt lành, may mắn. Trong bộ tứ linh, kỳ lân được chạm với những nét nông sâu dứt khoát mềm mại uốn lượn. Đầu chạm tròn, người dạng mình hươu, chân ngắn và miệng cũng ngậm một hạt ngọc. Hình tượng kỳ lân có còn ý nghĩa trấn yểm xua đuổi tà ác. Trong các công trình kiến trúc tâm linh như đình chùa được bố trí là trước cổng các công trình này và làm bằng đá. 

Quy (con rùa) trong tứ linh là biểu tượng cho sự trường thọ, sống lâu nói một cách phóng khoáng hơn là thể hiện sự bền bỉ và dẻo dai. Trong mẫu hoa văn nhà gỗ cổ truyền rùa được chạm khắc rất chân thật thể hiện sinh động loài vật này khi ở ngoài tự nhiên. Rùa được chạm đầu tròn, chân ngắn với bộ mai đặc trưng vô cùng chân thực. 

Phượng là loài được coi là vua của họ hàng nhà chim, theo truyền thuyết loài vật này sinh ra từ mặt trời. Hình tượng phượng được chạm khắc trong căn nhà gỗ mang ý nghĩa hiên đức, phúc lộc, cao quý. Các nét chạm khắc chim phượng rất cầu kỳ với bộ lông đồ sộ thể hiện sự lộng lẫy nhưng cũng không kém phần tinh tế, tỉ mỉ. 

Mẫu hoa nhà gỗ cổ truyền có khắc tứ linh thường được thấy ở các cấu kiện như kẻ hiên, đầu dư, bẩy,..Các chi tiết đòi hỏi người thợ thủ công phải tỉ mỉ, chăm chút, lực nông sâu vừa đủ. 

Mẫu hoa văn lá lật 

Mẫu hoa văn lá lật là họa tiết xuất hiện nhiều trong ngôi nhà gỗ cổ truyền. Đây là chi tiết với độ khó không cao tuy nhiên người thợ cũng cần phải khéo léo mới có thể truyền tải được hết vẻ đẹp của nó. Lá lật được chạm khắc với những đường nét uyển chuyển, cánh hoa như múa trong gió xoắn lại với nhau đi kèm với những đường cong mềm mại. Lá lật trong mẫu hoa văn nhà gỗ biểu hiện cho sự tràn đầy sức sống, sự tươi mới, tốt đẹp,…

Hoa văn lá lật trên con rường nhà gỗ

Trong ngôi nhà gỗ cổ truyền, lá lật thường được chạm trên các cấu kiện như: xà nách, con rường, con lợn, kẻ hiên, kẻ chim mang lại sự thanh thoát cho căn nhà gỗ cổ truyền. 

Mẫu hoa văn hoa sen trong nhà gỗ cổ truyền 

Hoa sen được biết đến là một biểu tượng cao quý tượng trưng cho phẩm chất của người dân Việt Nam “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoa sen được chạm khắc trong các cấu kiện nhà gỗ hết sức công phu. Mỗi bông sen được đặc tả với những nét khác nhau có bông xòe, bông rủ, bông nở bung rực rỡ, bông lấp ló sau lá,…Tất cả tạo nên một bức tranh sống động, tươi mát. Những cánh sen mềm mại chậm rãi hiện ra theo từng nét chạm trổ tinh xảo của người nghệ nhân. Hoa sen là họa tiết với ý nghĩa của sự thuần khiết thanh tao và hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Họa tiết hoa sen trong cấu kiện nhà gỗ

Trong căn nhà gỗ cổ truyền, hoa sen thường được dùng để tạc trong các cấu kiện như: cửa bức bàn, bức nách, vì thuận, kẻ hiên, bẩy cò,…Trên những thớ gỗ rắn chắc từng đóa sen rực rỡ nở ra thổi hồn cho căn nhà gỗ cổ truyền thống.

Mẫu hoa văn ngũ phúc lâm môn 

Ngũ phúc lâm môn là biểu tượng phổ biến được đục chạm trong các cấu kiện nhà gỗ cổ truyền. Đó là hình ảnh 5 con dơi xếp tròn với nhau quanh chữ phúc. Biểu tượng này thể hiện cho sự may mắn, yên bình, đón tài lộc vào trong gia đình. Theo cách phát âm của tiếng Trung Quốc, con dơi được đọc đồng âm với từ tứ phúc trong phúc lộc. Ngũ phúc ở đây gồm có: phúc, lộc, thọ, khang, ninh. Mẫu hoa văn này có nhiều trong nhà từ đường 3 gian, 5 gian..

Hoa văn ngũ phúc lâm môn trên cửa bức bàn

Họa tiết ngũ phúc lâm môn thường được trang trí rất đẹp mắt với các chi tiết đục chạm cầu kỳ, tinh tế. Hình ảnh 5 con dơi được cách điệu với các cánh trổ gỗ rất mượt mà. 

Họa tiết ngũ phúc lâm môn thường được chạm trên cửa bức bàn trong căn nhà gỗ phần pano phía trên. Với ý nghĩa may mắn thể hiện những mong muốn của con người trong cuộc đời, ngũ phúc lâm môn đã vượt qua ý nghĩa trang trí lúc đầu. 

Trong căn nhà gỗ cổ truyền, những hoa văn được chạm khắc không phải được làm một cách ngẫu nhiên, mà chứa đựng trong đó là những ý nghĩa tín ngưỡng và văn hóa đặc sắc. Từng chi tiết trong cấu kiện dù là nhỏ nhất của căn nhà gỗ cũng được lồng ghép ý nghĩa may mắn, tốt lành. Sự tinh tế của người thợ thủ công đã làm cho khối công trình nhà gỗ cổ truyền không chỉ là một nơi để ở còn là một không gian lưu giữ bảo tồn các giá trị xưa cũ. Nếu như quý vị đang muốn tìm kiếm một đơn vị thi công nhà gỗ cổ truyền uy tín với sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng chi tiết thì nhà gỗ Phúc Lộc là một lựa chọn không thể bỏ qua. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói để mọi người cùng tham khảo. Nếu quý vị quan tâm hoặc mong muốn làm một căn nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói có thể liên hệ với Nhà gỗ Phúc Lộc để được tư vấn kỹ càng.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền 

>Tham khảo những công trình đã thi công nhà gỗ  

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.