Tìm hiểu về cột đồng trụ trong thiết kế nhà thờ họ truyền thống

Trong các công trình kiến trúc tâm linh như chùa, nhà thờ họ,… thường xuất hiện hình ảnh đôi cột đồng trụ. Theo phong thủy, chúng chính là những vật trấn giữ cho phần đất được bình yên, tránh xa điềm xui rủi,… Còn rất nhiều nghĩa khác gắn liền với cặp đồng trụ này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Video nhà gỗ lim 3 gian có cột đồng trụ đẹp

Chất liệu làm cột đồng trụ

Toàn bộ phần thân cột làm bằng đá tảng nguyên khối và được đục chạm rất cầu kỳ. Các loại đá được lấy từ các mỏ chủ yếu ở khu vực Thanh Hóa, Ninh Bình,…. Đá làm cột đồng trụ có rất nhiều loại như: đồng trụ đá xanh, đồng trụ đá granite,…

Đây là chất liệu ưu việt cho các công trình ngoài trời bởi tính rắn chắc, không chịu nhiều tác động của thời tiết và rất vững chãi. Theo thời gian, những cột đồng trụ còn phủ rêu phong đem lại những vẻ đẹp hết sức cổ xưa. 

Ngoài chất liệu quen thuộc này, một số công trình có sử dụng xi măng, bê tông cốt thép. Ưu điểm của loại công đồng trụ này là chi phí sẽ thấp hơn so với đồng trụ bằng đá tuy nhiên về mặt thẩm mỹ không được chau chuốt bằng. 

Hình ảnh cột đồng trụ
Hình ảnh cột đồng trụ

Cấu tạo đôi cột đồng trụ 

Hình ảnh đôi cột đồng trụ đứng sừng sững trước khuôn viên của đình, chùa hay mẫu thiết kế nhà thờ họ đẹp đã trở thành một dấu ấn khó phai mờ trong tiềm thức của mỗi chúng ta. Đồng trụ có 3 phần như sau: 

Phần đế tảng

Đây là phần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và được làm phình to ra đỡ lấy thân và đỉnh cột. Đế tảng được làm với độ rộng lớn hơn các phần còn lại mục đích giữa cho thân cột luôn đứng vững không bị đổ trước thời tiết khắc nghiệt. 

Hình dạng của chân đồng trụ rất đa dạng như: hình vuông, hình bo tròn các góc,…Các họa tiết trang trí tại phần chân cột cũng vô cùng đa dạng như: họa tiết lá lật, hoa sen, hạt cườm,… vừa tạo sự mềm mại vừa mang đến giá trị thẩm mỹ khi đặt vào khuôn viên.  

Đế tảng của cột đồng trụ
Đế tảng của cột đồng trụ

Phần thân

Thân cột làm theo dạng trụ bốn mặt là những hình chữ nhật. Trên thân có khác những câu đối bằng chữ Hán. Những câu đối này đều mang ý nghĩa răn dạy con cháu về thái độ sống chuẩn mực, đúng đắn. Nhiều gia đình còn sơn màu để làm nổi bật những hàng chữ này. 

Thân cột được chạm khắc hoa văn tinh tế và có khắc các câu đố bằng chữ Hán
Thân cột được chạm khắc hoa văn tinh tế và các câu đố bằng chữ Hán

Phần đỉnh cột

Đỉnh cột là phần được tạo tác tinh vi nhất. Đỉnh thông thường tạc ngọn lửa, hoa sen hoặc cách điệu con rồng,… Những nét chạm khắc được thể hiện rất rõ mang đến sự sống động cho đồng trụ. Đây đều là những hình có ý nghĩa tốt lành. 

Ngọn lửa thể hiện cho sự trường tồn vĩnh cửu. Hoa sen đại diện có sự trong sạch, thanh cao nhắc nhở con người dù trong hoàn cảnh nào vẫn phải giữ được cốt cách của bản thân. Hình tượng rộng thể hiện cho sự quyền uy mang lại may mắn, thịnh vượng….

Đỉnh cột chạm hoa văn tinh tế
Đỉnh cột chạm hoa văn tinh tế

Ý nghĩa của cột đồng trụ

Đồng trụ thường được đặt trước hiên nhà gỗ với ý nghĩa là vật trấn phong thủy cho căn nhà thờ họ. Theo dân gian đây tượng trưng cho người lính gác ngăn chặn những khí xấu muốn xâm nhập, quấy nhiễu phần đất của gia chủ. 

Cột đồng trụ là vật chấn phong thủy thường thấy trong các công trình tâm linh
Cột đồng trụ là vật chấn phong thủy thường thấy trong các công trình tâm linh

Giữ cho không gian khu đất được sạch sẽ, tránh được hung họa. Ngoài ra, trên thân cột còn có những câu đối răn dạy con cháu học tập và noi theo đời xưa sống nhân nghĩa, thủy chung. 

Cột làm trước nhà tạo nên cảm giác uy nghiêm cho khối công trình. Rất hợp với không khí trang nghiêm của những chốn linh thiêng như thiết kế nhà thờ họ, hoặc những khu vực chùa, từ đường,… 

>Xem thêm: 5 món đồ “không thể thiếu” trong nội thất nhà gỗ 3 gian

Kích thước đồng trụ thế nào là chuẩn?

Nhiều gia chủ băn khoăn khi dựng các cột đồng trụ trong công trình của mình thì kích thước bao nhiêu là hợp lý. Yếu tố về kích thước này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô của khối công trình. 

Kích thước cột đồng trụ sẽ tùy thuộc vào chiều cao, cũng như quy mô của căn nhà
Kích thước cột đồng trụ sẽ tùy thuộc vào chiều cao, cũng như quy mô của căn nhà

Nếu như công trình của gia chủ rộng rãi, bề thế, cao ráo thì nên tìm đến những thiết kế đồng trụ to, chiều cáo dài, kích thước lớn. Điều này nhằm tạo sự cân đối hài hòa giữa khối công trình và đồng trụ. Nếu như quy mô công trình của gia chủ nhỏ, nên đặt làm những cây đồng trụ có kích thước bé, chiều cao thấp để đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Một số hình ảnh đồng trụ trong không gian thờ tự

Dưới đây là một số hình ảnh về cột đồng trụ được thiết kế trong không gian thờ tự rất trang nghiêm và đẹp mắt quý vị có thể tham khảo.

Cột đồng trụ khắc hoa sen ở đỉnh cột
Cột đồng trụ khắc hoa sen ở đỉnh cột
Cột đồng trụ trong nhà gỗ kết hợp biệt thự
Cột đồng trụ trong nhà gỗ kết hợp biệt thự
Cột đồng trụ trong nhà gỗ 5 gian
Cột đồng trụ trong nhà gỗ 5 gian

Đi sâu vào tìm hiểu cột đồng trụ ta mới thấy được đây không chỉ đơn thuần là thiết kế mang lại giá trị thẩm mỹ cho công trình. Mà nó còn có tác dụng trấn phong thủy giữ bình yên cho ngôi nhà. 

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những video về kiến trúc Phúc Lộc

>Tham khảo những dự án thiết kế nhà gỗ Phúc Lộc 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.