Cấu trúc nhà gỗ cổ truyền bắc bộ Việt Nam

Sự phát triển của kiến trúc thường gắn liền với sự biến đổi trong kinh tế – xã hội. Xã hội ngày càng hiện đại, những ngôi nhà ống cao tầng hay chưng cư đồ sộ mọc lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nhà gỗ cổ truyền vẫn có chỗ đứng nhất định trong kiến trúc Việt Nam. Cùng tìm hiểu cấu trúc nhà gỗ cổ truyền nhé!

Lịch sử nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Nhà gỗ cổ truyền Việt Nam, giống như tên gọi, được làm chủ yếu bằng nguyên liệu gỗ. Nhà gỗ cổ truyền thường có số gian là số lẻ như 3, 5 cùng với 1 hoặc 2 chái. Tùy theo số lượng gian nhà, gia chủ sẽ có cách sắp xếp nội thất, đồ đạc khác nhau. Tuy vậy, gian nhà chính luôn nằm ở chính giữa, đặt bàn thờ gia tiên, là khu vực thờ cúng thiêng liêng. Các gian còn lại dùng để tiếp đón khách khứa, để nghỉ ngơi.

Cấu trúc nhà gỗ cổ truyền

Những ngôi nhà gỗ cổ truyền được chống đỡ bởi các cây cột gỗ hình trụ thẳng, to khỏe, sau đó được xây lên theo những vì kèo và dùng các xà ngưỡng, xà ngang nối lại với nhau tạo nên một bộ xương vững chãi. Tiếp khi bộ khung nhà được hoàn thành, phần mái và tường bao quanh sẽ được dựng lên. Tùy theo số gian mà căn nhà gồm các chi tiết khác nhau, nhưng những chi tiết chính thường là:

Cột nhà gỗ cổ truyền
Cột nhà gỗ cổ truyền

– Cột nhà: Là phần chính chịu lực chống đỡ cho ngôi nhà. Cấu trúc nhà gỗ cổ truyền thường gồm cột con, cột cái, cột hiên. Đôi lúc, để ngôi nhà thêm vững chắc, người ta sẽ xây thêm cột hậu.

– Xà nhà: Là bột phận của khung, thường nằm trên đỉnh cột nhà, dùng để liên kết các cột, gồm 2 loại là Xà lòng (chếnh) và Xà nách (Còn gọi là xà thuận)

– Kẻ: là các dầm đơn được đặt dọc theo phương chéo của mái nhà. Đây là sáng tạo độc đáo của người xưa, khác hoàn toàn với kết cấu cấu tạo mái của Trung Quốc.

– Vì: Là các dầm con nằm trong phần khung, dùng để liên kết cột quân vào phía sau nhà, nâng đỡ phần mái phía sau. Vì được làm với nhiều kiểu khác nhau, như kiểu kiểu chồng rường hoặc kẻ truyền tiền kẻ hậu bảy.

Câu đầu nhà gỗ cổ truyền
Câu đầu nhà gỗ cổ truyền

–  Câu đầu: Là dầm ngang chính được đặt trên cùng, gác lên các cột cái

– Con rường: Là các đoạn gối dùng để đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau.

Con lợn: Con rường nằm trên cùng, gối lên rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn được gọi là trụ trốn, có làm nhiệm vụ đỡ xà nóc

– Rường cụt: Nằm ở vì nách, ngay giữa cột cái và cột con, rường cụt nằm chồng lên xà nách,  dùng dể đỡ hoành.

– Xà: Ngoài xà nha, kiểu cấu trúc nhà gỗ cổ truyền này còn có những loại cà nằm ngoài khung, gồm 1 vài kiểu xà như xà thượng, xà hạ,…

– Kết cấu mái: Đây là phần phức tạp không kém khung nhà gồm hoành, rui, mè,…Gói đỏ hoặc ngói âm dương được dùng để lợp mái

Những cấu trúc nhà gỗ cổ truyền đã có những thay đổi tinh tế để phù hợp với thời đại. Tuy nhiên, nét tinh hoa của kiến trúc truyền thống vẫn được lưu giữ cẩn thận. Khả nằng kế thừa và phát triển kiến trúc xưa của kiến trúc sư ngày nay sẽ khiến ông cha tự hào.

>> Mời quý vị xem thêm các dự án nhà gỗ cổ truyền mà chúng tôi đã thi công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.