Nhà gỗ kẻ truyền là một trong những nét văn hóa đặc biệt của vùng Bắc Bộ. Nói đến nhà gỗ có lẽ mọi người đã quen thuộc và dễ dàng hình dung nhưng thuật ngữ nhà gỗ kẻ truyền chưa quá phổ biến nên nhiều người còn thắc mắc đây là loại hình nhà ở gì? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một phần kiến thức cơ bản về nhà gỗ kẻ truyền tới quý vị.
Nhà gỗ kẻ truyền là gì?
Nhà gỗ kẻ truyền là một loại kiến trúc truyền thống trong xây dựng nhà ở. Thuật ngữ “kẻ truyền” xuất phát từ các đường kẻ ở các vì, đầu tiên là kẻ chim truyền xuống là kẻ ngồi rồi đến kẻ hiên ở mặt trước, mặt sau sẽ từ kẻ chim xuống kẻ ngồi và cuối cùng là kẻ hậu. Loại gỗ dùng để lắp dựng nhà gỗ cổ truyền rất đa dạng từ gỗ hương, gỗ xoan,….
Phân loại nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ
Kiến trúc là một thế giới đa dạng và phong phú vì vậy nhà gỗ kẻ truyền cũng được phân thành nhiều loại khác nhau.
Nhà gỗ kẻ truyền 3 gian
Nhà gỗ 3 gian là một trong những biểu tượng kiến trúc truyền thống phổ biến và đặc trưng trong nền văn hóa Việt Nam. Dưới đây là một số mẫu thiết kế được nhiều gia chủ yêu thích.
- Nhà kẻ truyền 3 gian 2 dĩ: với cấu trúc 3 gian nhưng được cơi nới thêm phần dĩ tạo cho căn nhà không gian rộng hơn, giúp gia chủ có thể trang trí thêm bộ lộc bình hoặc treo tranh.
- Nhà gỗ 3 gian vách đố vỏ măng: với phần vì thuận được ốp đố vỏ măng sẽ tạo điểm nhấn cho căn nhà. Kiến trúc nhà này giúp người ta dễ dàng phân biệt với kiểu nhà 3 gian 2 dĩ hay nhà 3 gian có vì thuận đục chạm họa tiết hoặc các bức tranh điển tích.
- Nhà gỗ 3 gian có cột đồng trụ: điểm nhấn của cấu trúc này là 2 cột đồng trụ được làm bằng xi măng hoặc đá xanh đứng sừng sững như hai người lính canh gác trước hiên nhà. Cột đồng trụ trong phong thủy còn được coi như vật chắn tà khí, xui xẻo đến với gia chủ.
Nhà gỗ kẻ truyền 5 gian
Bên cạnh nhà 3 gian, quý vị cũng có nhiều lựa chọn với các mẫu nhà gỗ kẻ truyền 5 gian dưới đây.
- Nhà gỗ 5 gian thông hiên: là mẫu nhà có kiến trúc giao thoa giữa những gian chính và không gian mở thông hiên, tạo ra một sự liên kết hài hòa.
- Nhà gỗ 3 gian 2 chái: đây là kiểu kiến trúc mang đậm nét văn hóa và nghệ thuật, thể hiện sự sáng tạo trong thiết kế với cấu trúc 3 gian giữa được lùi về sau, 2 gian bên hiên tiến về phía trước.
- Nhà gỗ 5 gian 4 vì kẻ truyền và 2 vì chồng rường: những chi tiết gỗ trên bốn vì kẻ truyền được gia công với sự tinh tế nhằm tạo nên điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà. Các vì chồng rường có kết cấu chắc chắn, khả năng chịu lực tốt.
Cấu trúc nhà gỗ kẻ truyền
Những cấu trúc nổi bật nhất của ngôi nhà kẻ truyền sẽ bao gồm:
- Hệ thống cột nhà: có 8, 12, 18, 20, 22,… thậm chí 32 cột, các cột được chia thành cột cái và cột con, cột hiên và cột hậu.
- Hệ thống xà: lắp dựng theo chiều ngang hoặc chiều dọc có nhiệm vụ liên kết các cột với nhau để tạo thành khung. Xà ngang thường có hình dạng chữ “T” hoặc chữ “L” khi nhìn từ phía trên. Hình dạng này giúp chúng chịu được áp lực cao. Mặc dù chức năng chính của xà ngang là chịu tải, nhưng đồng thời chúng cũng được trang trí với các họa tiết và chi tiết khắc gỗ, làm tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
- Mái nhà: gia chủ có thể chọn nhà 2 mái hoặc 4 mái. Mái nhà thường được làm từ các loại gỗ chất lượng cao như dương, sồi, hoặc các loại gỗ khác có khả năng chống mục và chịu được thời tiết.
Loại gỗ trong xây dựng nhà kẻ truyền
Hiện nay trên thị trường làm nhà gỗ kẻ truyền có thể từ nhiều loại gỗ khác nhau như: gỗ lim, gỗ xoan, gỗ mít….Trong đó, hiện nay các gia chủ sẽ yêu thích các dòng gỗ như: gỗ lim Nam Phi, gỗ gõ đỏ Pachy và gỗ mít. Mỗi loại gỗ đều có ưu, nhược điểm và giá thành khác nhau nên tùy vào nhu cầu và tài chính, mỗi người cân nhắc lựa chọn loại gỗ phù hợp cho căn nhà của mình.
Hoa văn chạm khắc xuất hiện trong các cấu kiện
Ở một số chi tiết của căn nhà như cửa bức bàn, câu đầu, tiền kẻ hậu bẩy,… mọi người có thể thấy những chi tiết trạm trổ rất tỉ mỉ và tinh tế. Một số mẫu hoa văn trang trí có thể kể đến như họa tiết tứ hoa “Tùng-Cúc-Trúc-Mai” hay tứ quả như “Đào-Lê-Thủ-Lựu” xuất hiện ở cửa bức bàn. Hay mẫu hoa văn hoa lá lật thường được sử dụng trên xà nách, bẩy cò,…
Nội thất cơ bản và ngoại cảnh của một căn nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ
- Nội thất trong nhà gỗ cổ truyền đóng vai trò giúp căn nhà trở nên ấm cúng và hoàn thiện hơn. Đồ nội thất có thể kể đến như: sập gụ tủ chè, bộ trường kỷ, án gian, hoành phi câu đối có thể làm bằng gỗ hoặc dát vàng.
- Phần bên ngoài của căn nhà gỗ gia chủ có thể bố trí thêm nhà chòi, ao cá koi. Sắp xếp thêm bàn và ghế gỗ để vừa uống trà vừa tận hưởng không khí ngoài trời.
- Bên trong và bên ngoài kết hợp sẽ tạo nên tổng thể sinh động và ấm cúng cho căn nhà gỗ Bắc Bộ
Nhìn chung, nhà gỗ kẻ truyền không chỉ là một biểu tượng kiến trúc đẹp mắt mà còn là nét đẹp văn hóa của đất nước với những đường kẻ truyền tinh tế và cấu trúc độc đáo. Chúng tôi rất mong được hỗ trợ bạn trong việc tìm hiểu thêm về nhà gỗ hoặc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để bắt đầu hành trình xây dựng ngôi nhà đậm chất truyền thống của bạn
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp