Nhà gỗ xoan 5 gian đẹp là một biểu tượng quen thuộc của kiến trúc làng quê bắc bộ Việt Nam. Hôm nay, để hiểu rõ hơn về những họa tiết này, chúng ta cùng xem những thông tin của nội dung bài viết dưới đây.
1. Vài nét về mẫu nhà gỗ xoan 5 gian
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết hoa văn được đục chạm trên mẫu nhà gỗ xoan. Thì chúng ta cần hiểu một số điểm của kiểu nhà này.
Nhà gỗ xoan 5 gian được coi là mẫu nhà gỗ có giá thành không quá cao và nhận được sự ưa chuộng của nhiều người. Nhà gỗ xoan 5 gian là không gian thờ cúng và sinh hoạt lý tưởng cho những người có xu hướng thích sự cổ kính. Căn nhà được thiết kế thoáng, chia thành 5 gian chính. Trong đó, gian giữa của căn nhà là nơi để thờ cúng, 2 gian cạnh và ngoài cùng sử dụng làm nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt, lưu trữ của gia đình.
Mẫu nhà này được làm từ chất liệu tự nhiên. Vì thế luôn tạo cảm giác gần gũi và thư giãn. Được bày trí nội thất theo đúng phong cách cổ xưa với: án gian, hoành phi câu đối, bộ trưởng kỷ, sập gụ tủ chè…
Video đục chạm nhà gỗ cổ truyền
2. Hoa văn được chạm khắc trên mẫu nhà gỗ xoan
Điểm khác biệt của nhà gỗ xoan 5 gian cổ truyền so với các kiểu nhà hiện đại khác là các đường nét chạm khắc hoa văn. Trên từng chi tiết của các cấu kiện, các nghệ nhân chạm khắc đã thổi hồn vào những khối gỗ vô tri vô giác. Để từ đó hình thành nên các tác phẩm nghệ thuật. Hãy cùng xem cụ thể những mẫu hoa văn gì được đục chạm trên từng cấu kiện.
- Kẻ truyền: Đây là phần tiếp nối liên kết các cột nhà với nhau. Kẻ truyền của nhà gỗ xoan 5 gian được đục chạm khác công phụ và tỉ mỉ. Những họa tiết của cấu kiện này chủ yếu là các loại họa tiết lá lật, với những đường uốn lượn mềm mại.
- Câu đầu: là một trong cấu kiện được đục chạm tỉ mỉ của nhà gỗ 5 gian. Chủ yếu là những họa tiết hoa lá và hình khối đẹp mắt. Được sơn mực đen để làm các điểm nhấn nổi bật. Trên câu đầu còn được viết chữ nho mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
- Cửa bức bàn: Thường sẽ được đục chạm pano đặc kết hợp đục chạm các bộ trang tứ quý như: tùng – cúc – trúc – mai, đào – lê – thủ – lựu, các bông sen…Tất cả những họa tiết trên cửa bức bàn đều mang nhiều ý nghĩa về mặt văn hóa. Cầu mong sự sung túc, may mắn và tài lộc cho gia chủ.
- Bức lách: Các mẫu hoa văn trên bức lách thường sẽ là những bức tranh. Có thể là tùng hạc diên niên hoặc mai điều. Những hoa văn này là một trong bốn bộ tranh tứ quý mang ý nghĩa trường thọ và an lạc cho cuộc sống.
- Con rường: Hoa văn trên con rường được đục chạm trên diện tích rộng, các con rường được xếp chồng lên nhau. Với họa tiết lá lật vươn cao và trải dài về phía trước. Biểu tượng cho sự thịnh vượng.
- Khung lá hạ diệp: Sẽ được chạm khắc những hoa văn có sự đối xứng như bông hoa. Ngoài ra còn được sơn đen nền để tạo điểm nhấn ấn tượng hơn.
- Khung song ô thoáng: Các hoa văn thường không mấy cầu kỳ mà khá đơn giản. Tạo nên sự hài hòa cho toàn bộ ngôi nhà.
3. Một số những hình ảnh về hoa văn được chạm khắc trên mẫu nhà gỗ xoan
Bức đố vỏ măng và con rường
4. Giới thiệu đơn vị thi công nhà gỗ xoan 5 gian đẹp
Hiện nay, nếu quý vị đang có nhu cầu một đơn vị chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền. Thì hãy đến với địa chỉ của chúng tôi nhà gỗ Phúc Lộc. Đơn vị chuyên thi công và thiết kế các công trình nhà gỗ cổ truyền bắc bộ. Những sản phẩm nhà gỗ của chúng tôi trải đều trên khắp các tỉnh thành của cả nước: Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hải Phòng…
Nhà gỗ Phúc Lộc có 4 xưởng sản xuất với quy mô lớn, được trang bị máy móc đầy đủ. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các công trình nhà gỗ được ra đời nhanh chóng theo đúng tiến độ. Nhưng chất lượng vẫn luôn được đảm bảo.
Ngoài ra, quý vị và các bạn sẽ nhận được tư vấn kỹ càng từ các chuyên gia. Đặc biệt còn được thăm quan xưởng và nhà mẫu trước khi thực hiện. Hơn nữa, người tư vấn cho quý vị sẽ là kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm. Một người con nhà nòi trong làm nhà gỗ cổ truyền, là một kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt là luôn đam mê làm nhà gỗ.
Thông tin liên hệ của nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kts Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, Huyện Thạch Thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Xem thêm công trình nhà gỗ mít
>Xem thêm các video hay về nhà gỗ bắc bộ