Lễ cúng cất nóc nhà là nghi thức quan trọng với ý nghĩa trình báo thần linh và cầu may mắn, thuận lợi. Vậy lễ cất nóc là gì?, lựa chọn thời gian thực hiện nghi lễ như thế nào hợp mệnh và cách chuẩn bị mâm lễ gồm những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nghi lễ cất nóc cụ thể trong bài viết sau đây.
Nhà gỗ 3 gian có sân vườn ao cá koi
Lễ cất nóc là gì?

Lễ cúng cất nóc nhà còn được gọi là lễ Thượng Lương, lễ đổ bê tông mái. Nghi lễ có ý nghĩa quan trọng thể hiện ước mong của gia chủ về những điều may mắn và thuận lợi trong quá trình xây dựng. Về yếu tố tâm linh lễ cất nóc được thực hiện với ý nghĩa báo cáo với với Thổ Công và Trời Đất về quá trình xây nhà.
Thời gian làm lễ cúng cất nóc nhà khi nào?
Quan niệm về phong thuỷ của người Việt, khi làm nhà sẽ chọn ngày giờ tốt để cất nóc. Đây là mong muốn của gia chủ về may mắn và cầu mong cho quá trình thi công được suôn sẻ, thuận lợi.
Ngày, giờ làm lễ cúng cất nóc nhà tốt được nhiều gia chủ lựa chọn gồm: Sinh Khí, Hoàng Đạo, Giải Thần, Lộc Mã. Gia chủ nên tránh những ngày xấu khi thực hiện lễ cất nóc như:
Trường hợp khi thực hiện nghi lễ cất nóc nhưng gia chủ không chọn được tuổi phù hợp, thì có thể mượn tuổi người khác. Nếu mượn tuổi làm lễ cất nóc thì cần làm giấy tờ bán nhà tượng trưng và lấy 99.000 đồng để chủ nhà giữ. Người mượn tuổi sẽ thực hiện các nghi lễ và người chủ sẽ vắng mặt trong thời gian làm lễ cất nóc.
- Ngày Thọ Tử: vào các ngày 5, 14 và 23 Âm lịch.
- Ngày Tam Nương: các ngày 3, 7, 13, 18, 22 và 27 Âm lịch.
- Ngày Dương Công Kỵ Nhật: vào các ngày 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8/7, 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11 và ngày 19/12 Âm lịch.

Cách chọn người cất nóc nhà phù hợp
Để chọn người thực hiện lễ cúng cất nóc nhà phù hợp, gia chủ có thể dựa vào các tiêu chí sau:
- Tuổi tác: Nên chọn người cất nóc nhà trong độ tuổi từ 30 – 60 tuổi và thuộc mệnh Thủy hoặc Mộc tượng trưng cho may mắn, phát triển. Là người đã có gia đình, con cái cùng cuộc sống ổn định, được quý mến. Tránh những người có tuổi mệnh Hoả, Thổ và Kim.
- Giới tính: Về giới tính người cất nóc theo quan niệm dân gian thường là nam giới với ý nghĩa biểu tượng cho sự vững chắc và sức mạnh.
- Đạo đức: Người cất nóc nhà có đức tính hiền lành, đạo đức tốt và lương thiện được nhiều người tin tưởng.

Xem thêm: TOP mẫu thiết kế nhà gỗ đẹp đặc trưng vùng quê Bắc Bộ và những lưu ý
Cách chuẩn bị mâm lễ cúng cất nóc nhà
Chuẩn bị mâm lễ cúng cất nóc nhà gồm có:
- 1 con gà (hoặc heo quay)
- 1 đĩa xôi (hoặc bánh chưng)
- 1 đĩa muối
- 1 bát gạo
- 1 bát con nước
- Nửa lít rượu trắng
- 1 bao thuốc + 1 lạng chè
- 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia màu đỏ và kiếm trắng
- 1 bộ đinh vàng hoa + 5 lễ vàng tiền
- 5 oản màu đỏ + 5 lá trầu + 5 quả cau
- 5 loại quả tròn + 9 bông hoa màu đỏ
Tóm lại tùy theo từng vùng miền mà gia chủ có thể thêm hoặc bớt lễ vật khi làm lễ cất nóc. Tuy nhiên mâm lễ nên có đủ cả đồ chay và đồ mặn. Bên cạnh đó đồ lễ là trái cây tươi, không bị dập thối, trầu cau nên đều nhau.
Sau khi chuẩn bị mâm lễ cất nóc nhà xong người thực hiện nghi lễ và gia chủ (hoặc người mượn tuổi) ăn mặc chỉnh tề và rót nước, rượu, thắp nhang. Khi tới giờ tốt người làm lễ sẽ đọc bài văn khấn lễ cất nóc.

Ý nghĩa của lễ cất nóc nhà là gì?
Lễ cúng cất nóc nhà thể hiện sự tôn kính đối với thần linh và cầu mong cho quá trình thi công được thuận lợi. Xin mời quý vị cùng tham khảo dưới đây:
- Thể hiện sự tôn kính: Lễ cất nóc được thực hiện với ý nghĩa báo cáo với Trời Đất và Thổ Công về việc hoàn thành phần thô của công trình.
- Cầu mong quá trình thi công thuận lợi: Ngôi nhà là nơi an cư lạc nghiệp của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Nghi lễ cất nóc còn thể hiện ước mong về may mắn, sự bình an và cuộc sống được thuận lợi, suôn sẻ.

Những lưu ý khi thực hiện nghi lễ cất nóc
Để thực hiện nghi lễ cất nóc được thuận lợi, gia chủ cũng nên tham khảo những lưu ý sau:
- Tránh hướng đình miếu, ao hồ: Nên tránh cất nóc nhà ở hướng nhìn ra đình miếu, ao hồ… vì sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và tài vận của gia chủ.
- Chú ý điểm góc mái: Góc mái là vị trí yếu nhất của ngôi nhà, do đó khi cất nóc gia chủ cần đảm bảo điểm góc mái được xây dựng chắc chắn, kiên cố.
- Màu sắc của mái nhà: Mái nhà nên có màu nâu sẫm hoặc màu xanh, đây là những màu mang tới nhiều may mắn, thuận lợi đến với gia chủ.
Tìm hiểu lễ cúng cất nóc nhà sẽ giúp gia chủ có cách lựa chọn thời gian phù hợp với mệnh và có sự chuẩn bị phù hợp để quá trình xây dựng được thuận lợi. Nếu quý vị có nhu cầu làm nhà gỗ cổ truyền nhưng vẫn chưa biết bắt đầu từ đầu, vui lòng liên hệ Nhà Gỗ Phúc Lộc qua hotline 0973 812 666 để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp