Thực hiện các nghi lễ khi làm nhà thờ họ tộc với mong muốn trong quá trình thi công được an toàn, suôn sẻ và mang tới may mắn, phát đạt cho gia chủ. Cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa và chuẩn bị khi thực hiện các nghi lễ thi công nhà từ đường trong bài viết sau.
Nhà gỗ 3 gian có sân vườn ao cá koi
Nhà thờ họ tộc là gì?
Nhà thờ họ tộc (nhà từ đường, nhà thờ họ) là nơi thờ cúng tổ tiên của cả dòng họ, đây cũng là nơi lưu giữ gia phả của cả dòng tộc, niềm tự hào của con cháu. Nhà thờ là nơi nhắc nhở con cháu tưởng nhớ về cội nguồn ông cha và trở thành nét đẹp trong văn hoá của người phương Đông.
Nhà từ đường là nơi để thờ cúng ông tổ của cả dòng họ, tổ chức các nghi lễ và sum họp con cháu. Quy mô xây nhà thờ họ sẽ tuỳ theo vào nhu cầu và quỹ đất xây dựng chật hay hẹp, nhưng cần thể hiện được sự uy nghiêm và ấm cúng, linh thiêng.
Xem thêm: Mẫu tiểu cảnh nhà cổ ấn tượng trong khuôn viên nhà gỗ cổ truyền
Các nghi lễ quan trọng khi làm nhà thờ họ tộc
Dưới đây là các nghi lễ quan trọng khi làm nhà thờ họ tộc theo truyền thống văn hoá Việt:
Lễ phạt mộc
Lễ phạt mộc là nghi lễ đầu tiên cần thực hiện khi thi công nhà thờ họ để trình báo với thổ địa, các vị thần linh và ông tổ của nghề mộc trước khi xây nhà gỗ cổ truyền. Xin mời quý vị cùng tìm hiểu về ý nghĩa và chuẩn bị khi thực hiện nghi lễ phạt mộc dưới đây:
Ý nghĩa
Thực hiện nghi lễ phạt mộc khi thi công nhà thờ họ tộc có ý nghĩa cầu thần linh phù hộ cho quá trình thi công nhà gỗ được suôn sẻ và thuận lợi. Bên cạnh đó còn cầu cho đội thợ được an toàn và nhắc nhở người thờ thực hiện cẩn thận để hoàn thành công việc cũng như tránh bị quở phạt trong nghề.
Chuẩn bị cho lễ phạt mộc
Để thực hiện nghi lễ phạt mộc gia chủ cần có sự chuẩn bị như sau:
-
- Ngày tháng làm lễ: Nên lựa chọn ngày tháng thi công hợp với mệnh của gia chủ. Đây là bước rất quan trọng khi thực hiện nghi lễ phạt mộc, vì vậy gia chủ nên xem ngày tháng thật cẩn thận.
- Chuẩn bị mâm lễ: Mâm lễ động thổ gồm có những lễ vật như: gạo, nước, xôi, gà luộc, mâm quả, rượu, muối, hoa và nến…
- Người chủ trì: Chủ trì buổi lễ sẽ là bác thợ cả và trong suốt buổi lễ sẽ có mặt của bác thợ cả cùng chủ xưởng và đại diện chủ đầu tư.
- Nơi thực hiện nghi lễ: Nghi lễ phạt mộc làm nhà gỗ kẻ truyền sẽ được thực hiện tại xưởng gỗ của chủ thầu.
- Trình tự nghi lễ: Khi đã chuẩn bị đầy đủ và tới giờ đẹp, chủ trì sẽ tiến hành đọc văn khấn để thực hiện buổi lễ. Người đại diện sẽ đứng ra đội sớ và giả chủ cùng chủ xưởng chắp tay khấn nguyện và cầu xin thần linh, tổ nghề chứng giám.
Kết thúc lễ phạt mộc khi làm nhà thờ họ tộc gia chủ sẽ dùng rìu chặt 5 nhát vào 3 cột gỗ đã được chuẩn bị sẵn gồm: cột cái, cột hiên và cột quân.
Lễ cất nóc
Nghi lễ cất nóc là ngày gia chủ thực hiện đặt thượng lương ở trên nóc nhà.
Ý nghĩa
Ý nghĩa của nghi lễ cất nóc là báo cáo với thổ công và trời đất đã hoàn thành quá trình làm nhà. Đây là nơi gia chủ và các thành viên trong gia đình an cư lạc nghiệp cũng như hương khói thờ cúng tổ tiên. Lễ cất nóc có ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn thần linh đã phù hộ cho quá trình thi công nhà thờ họ tộc được thuận lợi, an toàn.
Chuẩn bị cho lễ cất nóc
-
- Xem ngày: Gia chủ xem ngày tháng đẹp và hợp mệnh của gia chủ để thực hiện buổi lễ.
- Nơi diễn ra lễ cất nóc: Được thực hiện tại căn nhà gỗ đang được lắp dựng của gia chủ.
- Chủ trì: Thầy cúng sẽ đại diện thực hiện buổi lễ.
- Mâm cúng: Gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật cơ bản như: gà luộc, xôi, muối, gạo, rượu, chè, trầu cau…
- Nghi lễ cất nóc: Thanh thượng lương được bọc lớp vải đỏ và bên trong có tờ tiền do gia chủ chuẩn bị. Sau khi cúng xong đại diện gia đình sẽ lên mái cùng anh em thợ thực hiện nghi thức đặt thượng lương. Kết thúc buổi lễ sẽ gỡ miếng vải đỏ xuống dưới với ý nghĩa cầu may mắn tài lộc cho gia chủ.
Lễ nhập trạch
Trong các nghi lễ làm nhà thờ họ tộc không thể bỏ qua lễ nhập trạch, là nghi lễ chuyển vào nhà mới để ở.
Ý nghĩa
Ý nghĩa lễ nhập trạch là báo cáo thần linh, Thổ địa về việc gia chủ xin dọn vào nhà mới để ở. Thông qua buổi lễ gia chủ cũng cầu xin bình an, mạnh khỏe và nhiều may mắn đến với các thành viên trong gia đình.
Chuẩn bị cho lễ nhập trạch
Chuẩn bị lễ nhập trạch nhà gỗ gia chủ cần chuẩn bị:
- Đồ cúng: Gà luộc, mâm xôi, trái cây, vàng mã, rượu, nến…
- Ngày giờ nhập trạch: Chọn ngày tốt hợp mệnh gia chủ để nhập trạch về nhà mới với mong muốn có sức khoẻ tốt, tiền tài và hạnh phúc.
Tìm hiểu các nghi thức làm nhà gỗ họ tộc sẽ giúp gia chủ có sự lựa chọn phù hợp khi thi công nhà gỗ cổ truyền thuận lợi và may mắn. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào cần được hỗ trợ khi thi công nhà gỗ, vui lòng liên hệ hotline 0973 812 666 để được đội ngũ kiến trúc sư có kinh nghiệm lâu năm tại Nhà Gỗ Phúc Lộc tư vấn cụ thể.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp